
TKC xin giới thiệu bài viết về các loại kính xây dựng, cấu tạo và ứng dụng của các loại kính xây dựng.
Kính xây dựng là gì
Kính xây dựng là loại kính được sản xuất và sử dụng trong ngành xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, ánh sáng, cách nhiệt, cách âm và an toàn. Loại kính này có thể được gia công để tăng cường độ bền, khả năng chịu lực, chống va đập hoặc giảm thiểu tác động của môi trường.
Các loại kính xây dựng phổ biến:
- Kính thường (Annealed Glass): Chưa qua xử lý nhiệt hoặc hóa học, dễ vỡ thành mảnh sắc nhọn.
- Kính cường lực (Tempered Glass): Chịu lực gấp 4-5 lần kính thường, khi vỡ tạo thành mảnh nhỏ không sắc nhọn.
- Kính hộp (Insulating Glass): Gồm hai hoặc nhiều lớp kính ghép lại với lớp khí trơ ở giữa, giúp cách nhiệt và cách âm tốt.
- Kính dán an toàn (Laminated Glass): Gồm nhiều lớp kính liên kết bằng lớp phim PVB, không vỡ vụn khi bị tác động mạnh.
- Kính phản quang (Reflective Glass): Có lớp phủ kim loại giúp giảm chói và hạn chế nhiệt hấp thụ.
- Kính low-e (Low Emissivity Glass): Giảm thất thoát nhiệt, tiết kiệm năng lượng trong các công trình xanh.
Ứng dụng: Kính xây dựng được dùng cho cửa sổ, vách kính, mặt dựng, mái kính, cầu thang kính, lan can kính, nội thất, kính chống cháy… Chúng ta sẽ đi vào từng loại kính cụ thể và ứng dụng của nó ở các phần sau.
Phôi kính là gì
Phôi kính (hay còn gọi là kính thô) là loại kính nguyên liệu chưa qua xử lý gia cường, được dùng để sản xuất các loại kính có chất lượng và giá trị cao hơn như kính cường lực, kính dán an toàn, kính phản quang… Do chưa qua xử lý đặc biệt, phôi kính có giá thành thấp nhất trong các loại kính. Khi vỡ, phôi kính tạo ra các mảnh sắc nhọn, có nguy cơ gây sát thương cao.
Vật liệu kính: sử dụng phôi kính của các hãng kính lớn trên thế giới như AGC của Bỉ, PQ Bỉ – Indonesia, PQ Bỉ – Indonesia, PQ – Trung Quốc. Sản phẩm kính VFG là một liên doanh giữa NSG Group của Nhật Bản, Tập đoàn kính Saint Global của Pháp.
Ở Việt Nam thì có 2 hãng phôi kính lớn là Việt – Nhật VFG và Chu Lai (theo công nhệ Trung Quốc).
Các loại phôi kính phổ biến
- Phôi kính nổi (Float Glass) – kính trong suốt, bề mặt phẳng, có độ dày từ 2mm đến 19mm.
- Phôi kính siêu trắng (Low-Iron Glass) – có độ trong suốt cao hơn kính thường, ít tạp chất sắt, dùng cho mặt dựng, nội thất cao cấp.
- Phôi kính màu (Tinted Glass) – có màu xanh, xám, đồng… giúp giảm hấp thụ nhiệt và ánh sáng.
- Phôi kính phản quang (Reflective Glass) – có lớp phủ kim loại để giảm chói và cách nhiệt.
- Phôi kính cường lực thô (Tempering Glass Blank) – chuẩn bị để tôi luyện thành kính cường lực.
Từ những phôi kính người ta sẽ có những nhà máy gia công kính như Hailon Glass hay HongPhuc Glass để cắt, mài, khoan, hoặc phủ lớp để tạo ra các sản phẩm kính thành phẩm theo yêu cầu như:
1. Kính thường
Kính thường (Annealed Glass) là loại kính phẳng cơ bản được sản xuất bằng phương pháp kính nổi (float glass), không qua xử lý nhiệt hoặc hóa học để gia cường độ bền.
Đặc điểm của kính thường:
- Dễ vỡ: Khi chịu lực mạnh, kính thường vỡ thành các mảnh sắc nhọn, dễ gây sát thương.
- Có thể gia công: Dễ dàng cắt, khoan, mài cạnh, hoặc sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất kính cường lực, kính dán an toàn.
- Giá thành thấp: Rẻ hơn so với kính cường lực hoặc kính dán an toàn.
Ứng dụng phổ biến
Dùng trong nội thất, cửa kính, vách ngăn nhưng không phù hợp cho những khu vực yêu cầu độ an toàn cao.
2. Kính cường lực, kính Temper
![]()
| ![]()
|
Kính cường lực
Kính cường lực có khả năng chịu lực cao hơn gấp 4-5 lần so với kính thường (kính nổi) cùng độ dày. Độ bền này có được nhờ quá trình tôi nhiệt, trong đó kính được nung nóng đến khoảng 650-700°C, sau đó làm nguội nhanh bằng luồng khí lạnh. Quá trình này tạo ra ứng suất nén trên bề mặt kính, giúp tăng độ bền và khả năng chịu lực.
Nhờ kết cấu đặc biệt, kính cường lực có thể chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh. Khi vỡ, kính tạo thành các mảnh vụn nhỏ, không sắc nhọn, giảm nguy cơ gây thương tích cho con người.
Ngoài ra, kính cường lực có khả năng chịu nhiệt tốt, có thể chịu nhiệt độ lên đến 295°C, giúp hạn chế biến dạng khi gặp nhiệt độ cao. Trong một số trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, kính cường lực có thể được đập vỡ để tạo lối thoát hiểm.
Phân loại kính cường lực:
- Kính cường lực hoàn toàn (Fully Tempered Glass – FTG hay Kính tôi): Có độ bền cơ học và chịu nhiệt cao nhất, khi vỡ sẽ vỡ vụn thành hạt nhỏ.
- Kính bán cường lực (Heat Strengthened Glass – HSG hay Kính bán tôi): Có độ bền cao hơn kính thường gấp 2 lần, nhưng thấp hơn kính cường lực. Khi vỡ, kính tạo thành mảnh lớn hơn và ít nguy hiểm hơn kính thường.
3. Kính hộp
Kính hộp là loại kính có khả năng cách âm và cách nhiệt cao, được cấu tạo từ hai hoặc nhiều lớp kính ghép lại với nhau. Giữa các lớp kính có một khoảng trống chứa không khí khô hoặc khí trơ (Argon, Krypton), giúp giảm thất thoát nhiệt và tiếng ồn.
Khoảng trống này được duy trì bằng thanh đệm nhôm chứa hạt hút ẩm, giúp hấp thụ hơi nước, ngăn đọng sương bên trong kính. Lớp keo bao quanh có tác dụng liên kết các lớp kính với thanh nhôm định hình, đảm bảo độ kín khí và tăng độ bền cho kính hộp.
Kính hộp có thể sử dụng kính thường, kính cường lực hoặc kính Low-E. Kính Low-E có lớp phủ kim loại đặc biệt, giúp phản xạ nhiệt và tăng hiệu suất cách nhiệt đáng kể.

Kính hộp mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông
![]() | ![]()
|
Góc kính hộp
![]()
| ![]()
|
Mô tả cấu tạo kính hộp bằng tiếng anh


4. Kính dán an toàn
Kính an toàn – Kính dán an toàn nhiều lớp là loại kính được sản xuất bằng cách ghép 2 hoặc nhiều lớp kính với nhau, giữa các lớp kính có màng phim PVB (Polyvinyl Butyral) hoặc EVA (Ethylene Vinyl Acetate) liên kết bằng công nghệ ép nhiệt và áp suất cao.
Đặc điểm nổi bật:
- An toàn khi vỡ: Khi có lực tác động mạnh, kính có thể bị nứt nhưng màng phim PVB giữ chặt các mảnh vỡ, ngăn chúng rơi ra ngoài, giúp giảm thiểu nguy cơ gây sát thương.
- Chống xâm nhập: Cấu trúc nhiều lớp giúp kính có khả năng chống đột nhập, chống trộm, thậm chí có thể dùng để sản xuất kính chống đạn nếu sử dụng nhiều lớp kính và màng phim đặc biệt.
- Cách âm, cách nhiệt: Màng phim PVB giúp hấp thụ một phần nhiệt lượng, hạn chế hiệu ứng nhiệt và cản đến 99% tia UV, bảo vệ sức khỏe người dùng. Ngoài ra, kính có khả năng giảm tiếng ồn, giúp không gian sống yên tĩnh hơn.
Ứng dụng thực tế:
- Xây dựng: Cửa sổ, cửa ra vào, mái kính, vách kính mặt dựng.
- Giao thông: Kính chắn gió ô tô, tàu hỏa, máy bay.
- Nội thất: Cầu thang kính, bể cá, vách ngăn.
- An ninh: Kính chống trộm, kính chống đạn, kính chịu va đập mạnh.
![]()
| ![]()
|
Kính dán an toàn
5. Kính chống nóng
Kính chống nóng là loại kính có khả năng giảm nhiệt lượng hấp thụ từ ánh nắng mặt trời, giúp cách nhiệt và hạn chế bức xạ nhiệt vào bên trong không gian. Kính chống nóng giúp tiết kiệm điện năng cho hệ thống điều hòa, quạt mát và tạo môi trường sống thoải mái hơn.
Ưu điểm của kính chống nóng
- Giảm hấp thụ nhiệt, giúp tiết kiệm điện năng điều hòa.
- Hạn chế tia UV, bảo vệ sức khỏe và nội thất.
- Tạo không gian mát mẻ, dễ chịu hơn.
- Nâng cao tính thẩm mỹ và hiện đại cho công trình.
Ứng dụng
- Tòa nhà cao tầng, văn phòng, chung cư.
- Nhà ở, biệt thự, mái kính, cửa sổ.
- Kính chắn gió ô tô, cửa kính xe hơi.

Kính phản quang
5.1 Kính phản quang (Reflective Glass)
Kính phản quang là loại kính phẳng được phủ trên bề mặt 1 lớp phản quang bằng oxit kim loại. Lớp phản quang này có tác dụng giảm luồng nhiệt dư thừa và độ chói sáng, cân bằng những ánh sáng thông thường và ngăn chặn tia UV gây hại cho con người.
Kính phản quang có giúp giảm tới gần 21% nhiệt lượng của không khí trong các tòa nhà cao tầng. Chính nhờ khả năng giảm bức xạ nhiệt rất tốt nên kính phản quang thường được dùng làm cửa sổ, mái kính, vách kính để giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt của các mảng tường phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Kính phản quang vẫn mang đầy đủ tính chất của kính nên ta có thể ghép dán thành kính dán an toàn hay kính tôi cường lực và kính uốn cong.

Kính dán phản quang cho mặt dựng nhà cao tầng
5.2 Kính phủ Low-E (Low Emissivity Glass)
Kính Low-E (Low Emissivity Glass) là loại kính được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhờ khả năng giảm hấp thụ nhiệt và hạn chế sự truyền tải nhiệt lượng, giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Loại kính này được phủ một lớp metalic (kim loại) siêu mỏng bằng công nghệ phủ từ tính (Magnetron Sputtering Coating). Lớp phủ này giảm sự phát xạ nhiệt, ngăn cản phần lớn tia hồng ngoại từ ánh nắng mặt trời và giữ nhiệt tốt hơn vào mùa đông.
Nhờ đặc tính này, kính Low-E rất phù hợp với các công trình xây dựng tại khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, giúp chống nóng vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông, góp phần giảm chi phí làm mát và sưởi ấm.
Ưu điểm của kính Low-E:
- Hạn chế sự truyền nhiệt: Giảm lượng nhiệt hấp thụ từ bên ngoài vào và giữ nhiệt trong phòng tốt hơn.
- Tiết kiệm năng lượng: Giúp giảm chi phí điều hòa và sưởi ấm.
- Chống tia UV: Ngăn chặn đến 99% tia cực tím (UV), bảo vệ sức khỏe và nội thất.
- Tăng hiệu quả khi kết hợp: Kính Low-E có thể ghép dán thành kính dán an toàn, kính hộp cách nhiệt hoặc tôi cường lực để nâng cao khả năng cách nhiệt và an toàn.
6. Kính sơn màu chịu nhiệt

Kính sơn màu chịu nhiệt
Kính thường sau khi được phủ lên bề mặt kính một lớp sơn chịu nhiệt sẽ được tôi cường lực ở nhiệt độ 700 độ C. Sau quá trình xử lý nhiệt màu sơn trên kính sẽ có độ bóng, không bị bong tróc, không phai màu.
7. Kính uốn cong

Kính cường lực cong
Các loại kính uốn cong
– Kính cường lực uốn cong: Kính thường phẳng trong quá trình tôi cường lực sẽ được uốn biến dạng theo đường cong đã định. Kính được biến dạng nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực, chịu nhiệt. Do đó, nó rất an toàn cho người sử dụng như những loại kính Temper (kính cường lực) phẳng.
– Kính thường uốn cong (kính gia nhiệt uốn cong): kính thường phẳng dưới tác dụng của nhiệt sẽ được uốn biến dạng theo một khuôn mẫu đã được định dạng trước. Với loại kính này thì tính chất của kính thường vẫn được giữ nguyên (khi vỡ sẽ tạo mảnh to, sắc nhọn, dễ gây sát thương). Nó chỉ thay đổi về định dạng kính (từ phẳng chuyển thành cong) vì vậy người sử dụng cần hết sức lưu ý để đảm bảo độ an toàn khi lắp đặt cũng như sử dụng loại kính này.
– Kính dán uốn cong: Kính thường phẳng sau khi uốn cong thành phẩm sẽ được ghép với nhau bởi màng phim PVB. Thông qua quá trình hấp nhiệt sẽ tạo thành sản phẩm kính dán an toàn cong. Như vậy, kính vẫn mang đầy đủ những đặc tính ưu việt của kính dán an toàn nhưng được gia tăng thêm tính ứng dụng và thẩm mỹ sau khi được biến dạng.
Ứng dụng của kính cong
Kính cong được xử dụng nhiều để làm thang máy hoặc cửa tự động. Ngoài ra chúng ta có thể thấy ở các kiến trúc cong như các căn nhà lô góc hoặc cần làm mềm mại kiến trúc.
8. Kính chống đạn


![]()
| ![]() |
Cấu tạo của kính chống đạn
Kính chống đạn được sản xuất bằng cách ghép từ 3 hay nhiều lớp kính lại với nhau, bằng hai hay nhiều lớp keo đặc biệt PVB ở giữa hai lớp kính. Loại keo này có tác dụng giúp cho kính trở nên chắc chắn trước những va chạm rất mạnh của vũ khí và đạn dược.
Việc ghép bao nhiêu lớp kính và độ dày của kính dùng để ghép tuỳ thuộc vào mức độ an toàn trước những loại vũ khí khác nhau. Trong trường hợp kính bị vỡ trước những va chạm rất mạnh. Khi đó, mảnh kính vỡ sẽ dính chặt vào lớp keo PVB và ở trong một khung nhất định. Ít nhất là không tạo các lỗ hổng cho đạn xuyên qua và mảnh vụn sắc nhọn rơi ra gây nguy hiểm cho con người.
Ngoài các đặc điểm như các loại kính ghép: an toàn, an ninh, ngăn tia UV. Kính chống đạn còn có các đặc tính nổi bật là chống lại các tác động ngoại lực. Nó giúp chống lại các vũ khí nguy hiểm và cách âm rất tốt.
Kính chống đạn được sử dụng để làm
- Cửa kính và vách kính các căn cứ quân sự.
- Vách kính và cửa kinh sở cảnh sát.
- Vách kính ở các ngân hàng.
- Nhà ga, bến cảng hàng không.
- Toà đại sứ quán các nước.
- VP chính phủ, nơi quan trọng.
- Cơ quan tài chính, hành chính của cả nước.
- Những nơi có nhu cầu an toàn cao.
- Ô tô chống đạn
- Xe tăng, xe bọc thép
9. Video giới thiệu các loại kính
Video giới thiệu việc phân biệt các loại kính
10. Tổng kết
TKC vừa chia sẻ với các bạn bài viết về một số loại kính thường dùng trong xây dựng. Để được tư vấn thêm về cách loại kính xây dựng anh/chị vui lòng liên hệ với hotline bên dưới.
[signature]