Tìm hiểu kính xây dựng là gì

Một góc tấm kính xây dựng

1. Kính xây dựng là gì?

Kính xây dựng đúng như tên gọi là sản phẩm kính được làm từ thủy tinh dạng tấm và được sử dụng trong xây dựng. Kính xây dựng thường có chiều dày nhỏ hơn rất nhiều so với chiều dài và chiều rộng, được sản xuất theo nhiều công nghệ khác nhau. Có nhiều cách phân loại kính khác nhau theo đặc tính của từng loại kính. Trong xây dựng người ta thường hay sử dụng các loại kính: kính chịu lực, kính thuỷ lực, kính cường lực… Với những đặc trưng riêng, kính xây dựng mang lại ưu việt vượt trội, các sản phẩm kính xây dựng đang phủ khắp các công trình lớn – nhỏ từ các nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khách sạn, bến tàu xe hay sân bay cho đến các công trình nhà ở dân dụng.

2. Phân loại kính xây dựng

Người ta phân loại kính tấm xây dựng phân loại dựa theo các tiêu chí sau:
– Công nghệ sản xuất
– Tính năng sử dụng
– Bản chất vật liệu

2.1. Phân loại kính theo công nghệ sản xuất

a. Theo công nghệ tạo hình kính:

– Kính kéo:
      + Kính kéo đứng
      + Kính kéo ngang
– Kính nổi
– Kính cán:
      + Kính cán vân hoa
      + Kính cán cốt lưới thép
– Kính ép.

b. Theo công nghệ gia công sau kính:

– Kính mờ
– Kính tôi nhiệt
– Kính phủ
– Kính gương
– Kính dán nhiều lớp
– Kính mài:
      + Mài bóng
      + Mài vân hoa

– Kính cong

2.2. Phân loại kính theo tính năng sử dụng

a. Theo tính năng quang học, có các loại:

– Kính trong, có độ truyền sáng từ 75% đến 88%
– Kính tán xạ ánh sáng, có độ truyền sáng nhỏ hơn hoặc bằng 32%:
      + Kính mờ
     + Kính vân hoa
      + Kính đục

– Kính phản xạ ánh sáng:
      + Kính gương, có hệ số phản xạ ánh sáng không nhỏ hơn 0,83
      + Kính phủ, có hệ số phản xạ ánh sáng lớn hơn hoặc bằng 0,30

– Kính hấp thụ nhiệt, có hệ số truyền năng lượng bức xạ mặt trời không lớn hơn 0,80

b. Theo tính năng an toàn

– Kính tôi nhiệt an toàn
– Kính dán an toàn nhiều lớp
– Kính cốt lưới thép an toàn

c. Theo tính năng chịu nhiệt

– Kính bền nhiệt borosilicat
– Kính tôi nhiệt

2.3. Phân loại kính theo bản chất vật liệu

a. Theo bản chất hóa học

– Kính sản xuất từ thủy tinh hệ natri canxi silicat: phần lớn kính xây dựng thuộc loại này
– Kính sản xuất từ thủy tinh hệ borosilicat: kính chịu nhiệt
– Kính sản xuất từ thủy tinh màu: kính màu hấp thụ nhiệt
– Kính sản xuất từ thủy tinh đục: kính đục

b. Theo kết cấu vật liệu

– Kính hoàn toàn từ vật liệu thủy tinh: các kính thông thường
– Kính gồm vật liệu thủy tinh và kim loại: kính cốt lưới thép
– Kính gồm vật liệu thủy tinh và vật liệu hữu cơ: kính dán
– Kính gồm vật liệu thủy tinh và lớp phủ vô cơ: kính phủ

3. Lịch sử kính xây dựng

Những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ I, công nghiệp kính tấm đã chứng kiến sự tăng trưởng kỳ lạ nhờ sự bùng nổ về nhà ở và của ngành công nghiệp ôtô. Đến năm 1929, 70% kính tấm sản xuất tại Mỹ đã được bán cho ngành chế tạo ôtô. Rất nhiều trong số đó là kính an toàn sản xuất bằng cách dán 2 tấm kính vào một lớp trung gian bằng a-xê-tát sel-lu-lô. Tuy công nghệ sản xuất đã được cải tiến, khâu đánh bóng để tạo ra kính tấm chất lượng cao vẫn là khâu đòi hỏi nhiều thời gian và giá thành cao. Những nhà sản xuất kính trên thế giới đã tìm cách để làm ra kính tấm chất lượng cao được làm bóng mà không cần công đoạn gia công bổ sung.

Công nghệ Pikington

Ngành sản xuất kính chỉ hoàn toàn thay đổi khi Alastair Pilkington phát minh ra công nghệ kính nổi hiện đại vào những năm 1960, giảm thiểu sự khác biệt so với tấm kính đã qua đánh bóng. Trong công nghệ của Pilkington, thuỷ tinh lỏng theo một dòng hẹp chảy liên tục được rót vào một bể nông chứa kim loại nóng chảy, thông thường là thiếc. Thuỷ tinh lỏng lan ra trên bề mặt kim loại nóng chảy và tạo ra băng kính chất lượng cao với độ dày ổn định và được làm bóng bằng nhiệt.

Công nghệ của Pilkington đã cách mạng nền công nghiệp kính toàn thế giới về nhiều mặt. Nó làm giảm đáng kể giá thành kính tấm, tạo ra những ứng dụng mới cho những sản phẩm kính tấm như trang trí nội thất hay xây nên những toà nhà văn phòng cao chọc trời. Với giá thành thấp, kính chất lượng cao đã bắt đầu thống trị các ngành xây dựng, chế tạo ôtô, công nghiệp gương.

Sản lượng kính sản xuất theo phương pháp Pilkington

Ngày nay hơn 90% sản lượng kính tấm của thế giới được sản xuất theo công nghệ của Pilkington. Các sản phẩm kính cường lực ngày nay không ngừng nâng cao về mặt chất lượng, đa dạng về chủng loại, mà còn linh hoạt trong mục đích sử dụng. Thị trường có rất nhiều chủng loại kính xây dựng của các công ty trong và ngoài nước. Mỗi loại kính đều có đặc điểm và mục đích sử dụng khác nhau.

Các ứng dụng của kính xây dựng

Kính xây dựng được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày: tường kính (mặt dựng ngoài), vách kính (ngăn phòng), cửa đi lại (door), cửa sổ (windows), mái che (canopies), mặt sàn, cầu thang, thậm chí cả cây cầu bằng kính hay địa điểm giải trí… Để sử dụng an toàn vật liệu kính, hệ thống quy chuẩn xây dựng Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể về việc đảm an toàn của kính đối với tác động va đập, tác động của môi trường như gió bão, động đất.

4. Một số ứng dụng của kính xây dựng

Ngày nay, kính xây dựng được ứng dụng rất đa dạng trong xây dựng các công trình lớn-nhỏ, từ nhà cao tầng, building, các công trình hiện đại bề thế đến những căn hộ, nhà dân nhỏ bé.

a. Cửa kính cường lực

Kính cường lực là kính được tôi ở nhiệt độ rất cao 700 độ C và cho nguội nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, cho bề mặt kính tăng khả năng chịu lực, chịu va đập mạnh và chịu nhiệt tốt hơn. Kính cường lực gồm 2 loại là kính bán cường lực và kính cường lực hoàn toàn.

Kính bán cường lực

Loại kính bán cường lực có độ cứng gấp 2-3 lần kính thường. Điểm đặc biệt là khi có va chạm mạnh xảy ra nó sẽ rạn nứt từ tâm va chạm tới khung kính chứ không vỡ thành mảnh sắc như kính thường.

Kính cường lực hoàn toàn

Loại kính cường lực hoàn toàn có độ cứng vượt trội hơn hẳn, cứng gấp 4-5 lần kính thường. Đặc điểm đặc biệt của nó là khi có va chạm quá mạnh thì nó sẽ vỡ thành những hạt vụn như hạt ngô, khó gây sát thương. Kính này có nhiều tính năng ưu việt như khả năng chống trầy xước và độ an toàn cao. Sức chịu nén bề mặt lên tới 10.000PSI trong khi kính nổi thông thường chỉ chịu được dưới 3.500PSI. Điều này giúp kính cường lực chịu được rung trấn, sức gió lớn và va đập mạnh. Cửa kính cường lực chịu lực gấp 3-5 lần so với kính loại thường cùng độ dày.

Kính cường lực an toàn khi vỡ vụn


Kính cường lực hoặc kính dán an toàn cường lực (có ít nhất 1 lớp kính cường lực) là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay vì lý do độ an toan rất cao cả với công trình và người sử dụng. Cửa kính cường lực giúp cách âm tốt và mở rộng không gian, cho nét kiến trúc hiện đại của các tòa nhà, công trình lớn nhỏ.

b. Cửa kính thủy lực

Cửa kính thủy lực là sự kết hợp giữa bản lề thủy lực và kính cường lực.

Cấu tạo của cửa kính thủy lực có 3 phần:

+ Bản lề thủy lực có tác dụng làm cho lực giảm dần đều với chiều mở ra 90 độ. Có thể mở ra hai phía hoặc một phía hoặc cũng có thể đẩy trôi.
+ Kính cường lực có thể phẳng hoặc cong, nhiều kích cỡ, có thể phun sơn màu.
+ Phụ kiện khác của cửa thủy lực có tay co thủy lực, nẹp kính.
Ngoài ra, chúng ta còn có kính khung nhựa, cửa kính khung nhôm. Các loại cửa kính này có ưu điểm về tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt tốt, nhẹ, độ bề cao và giá thành hợp lý.

c. Cửa kính ray treo

Cửa kính ray treo là hệ cửa kính với các ray treo phía trên và cửa được kéo ra hai bên. Cửa kính ray treo ứng dụng nhiều trong xây dựng để làm cửa chính, cửa thông phòng, phòng tắm kính hay cửa sổ kính… Đây là hệ cửa trượt với những chiếc kẹp cố định thân kẹp vào kính và phía trên kẹp có bánh xe tròn để chạy trên thanh nhôm 30×30. Bên dưới chỉ cần 1 chiếc dẫn hướng nhỏ để kính không chạy khỏi đường ray, hạn chế độ rung của kính. Trong thanh ray còn có những chiếc hạn vị nhỏ để cố định cửa chạy đến vị trí nhất định. Kính thường sử dụng là kính cường lực nhưng tải trọng không qua lớn khoảng 8-10 mm. Tay cầm nhiều loại có thể dài, ngắn hoặc âm trong kính.

d. Mặt dựng nhôm kính

Trong thời gian gần đây, hệ thống mặt dựng nhôm kính được sử dụng rộng rãi cho nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khách sạn, biệt thự.

Mặt dựng kính gồm 4 loại hệ chính:

+ Hệ mặt dựng Stick
+ Hệ mặt dựng Unitized
+ Hệ mặt dựng Semi-Unitized
+ Hệ mặt dựng Spider

Cấu tạo các hệ thống mặt dựng nhôm kính:

+ Thanh profile được ép đùn từ hợp kinh nhôm cao cấp.

+ Kính (có thể là kính đơn, kính an toàn, kính cường lực, kính bán cường lực, kính hoa văn, kính hộp).

+ Hệ gioăng làm từ vật liệu EPDM chống lão hóa, đảm bảo độ kín khít, chống thấm và cách âm.

e. Mái kính

Mái kính đang được sử dụng khá phổ biến, nhất là các tòa nhà lớn, sảnh khách sạn hay trung tâm thương mại…

Các dạng mái kính

Có nhiều dạng mái kính: mái kính tum (giếng trời), mái kính trần, mái kính sảnh, mái kính che, mái hành lang

Thực tế ở các đô thị lớn hiện nay, nhà ống, liền kề, phân lô có một hạn chế rất lớn là khó lấy ánh sáng tự nhiên vì nằm trong dãy nhà sát nhau, trải dài hình ống, bịt kín, hai bên xung quanh đều là nhà cao tầng, chỉ có thẻ dùng mái kính giếng trời, mái kính trần giúp lấy ánh sáng tự nhiên theo phương thẳng đứng, cho ngôi nhà sáng, thoáng hơn. Sử dụng loại kính 2 lớp có khoảng hút chân không ở giữa sẽ giúp cách nhiệt, chống tia cực tím (các dòng kính hiện nay có thể ngăn 99% tia cực tím) cho ngôi nhà của bạn.

Ứng dụng của mái kính cường lực

Mái kính che sử dụng kính cường lực và kính dán an toàn phù hợp với các sảnh văn phòng lớn, tòa nhà, trung tâm thương mại, sân bay, khách sạn… Vừa che nắng tốt (do tán xạ ánh sáng mặt trời), vừa lấy được ánh sáng cho sảnh tòa nhà. Ngoài ra nó còn đảm bảo tính thẩm mỹ, tăng giá trị cho công trình.

f. Cabin tắm kính, vách tắm kính

Cabin tắm kính là kết cấu tắm đứng, được thiết kế với kích thước thay đổi đa dạng theo không gian nhà tắm.

Cabin tắm kính nhiều kiểu

+ Cabin tắm kính mở quay 90 độ
+ Cabin tắm kính mở quay 135 độ
+ Cabin tắm kính treo trượt

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xu hướng thi công, lắp đặt cửa nhôm trong mọi công trình năm 2020?

Cửa nhôm kính ngày nay với nhiều ưu điểm nổi trội. Đã trở thành một sản [...]

Những điều cần biết về vách kính hệ chân nhện

Vách kính hệ chân nhện (Spider) có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều [...]

30+ mẫu phòng tắm kính cường lực – Xu thế thời thượng trong thiết kế năm 2021

Phòng tắm kính cường lực đang dần trở thành xu hướng thời thượng trong thiết [...]

Kính Sơn ốp bếp giá rẻ – Sắc màu độc đáo cho ngôi nhà hiện đại

Với xu thế sáng tạo không gian riêng độc đáo mang đậm phong cách riêng [...]

Thi công mái kính cường lực – Xu hướng thiết kế mới

Thi công mái kính cường lực đang được nhiều công trình lớn lựa chọn. Bởi [...]

Nới rộng không gian sống với vách kính cường lực

Vách kính cường lực đang trở thành một trong những xu hướng thiết kế khi [...]