1. Cửa nhôm kính bị kẹt, khó đóng mở
Nguyên nhân:
- Bụi bẩn tích tụ trong rãnh trượt làm cản trở chuyển động của cửa.
- Bánh xe hoặc ray trượt bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
- Thiếu dầu bôi trơn khiến cửa khó di chuyển.
- Sự thay đổi thời tiết làm giãn nở hoặc co lại vật liệu nhôm và kính, gây ra ma sát lớn hơn.
- Do tác động lực mạnh hoặc sử dụng sai cách.
- Hệ thống ray trượt bị biến dạng do va đập
Cách khắc phục:
- Dùng máy hút bụi hoặc chổi nhỏ làm sạch bụi trong rãnh trượt.
- Dùng dầu bôi trơn chuyên dụng (như WD-40) xịt vào rãnh trượt.
- Nếu cửa vẫn bị kẹt, kiểm tra bánh xe có bị mòn hoặc lệch khỏi ray hay không.
- Nếu cần, thay mới bánh xe hoặc điều chỉnh lại vị trí lắp đặt.
- Kiểm tra hệ thống ray trượt, nếu bị cong vênh thì cần thay thế.
- Lưu ý: Nếu cửa có tiếng kêu lớn khi kéo, hãy kiểm tra xem có dị vật nào mắc kẹt trong rãnh hay không.
2. Gioăng Cao Su Bị Bong Khỏi Khung Nhôm
Nguyên nhân:
- Gioăng cao su bị lão hóa theo thời gian, mất tính đàn hồi.
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột làm co ngót hoặc giãn nở gioăng.
- Chất kết dính ban đầu không còn độ bám dính tốt.
- Sử dụng gioăng kém chất lượng khiến tuổi thọ thấp hơn so với dự kiến.
- Tiếp xúc với hóa chất hoặc ánh nắng trực tiếp làm gioăng nhanh hỏng hơn.
Cách khắc phục:
- Sử dụng keo chuyên dụng như keo Silicon (Apollo, Dow Corning) để gắn lại gioăng vào khung nhôm.
- Nếu gioăng cao su đã bị rách hoặc mất tính đàn hồi, thay mới để đảm bảo độ kín khít.
- Kiểm tra toàn bộ viền cửa để đảm bảo không có khe hở gây thoát nhiệt hay lọt nước mưa.
- Lắp đặt gioăng đúng tiêu chuẩn để tránh tình trạng hở khí hoặc thấm nước.
3. Cửa nhôm bị xệ, lệch
Nguyên nhân:
- Bản lề bị lỏng sau thời gian dài sử dụng.
- Cánh cửa bị lệch khỏi khung do va đập mạnh hoặc lắp đặt sai kỹ thuật.
- Cửa quá nặng so với khả năng chịu lực của bản lề.
- Sử dụng bản lề kém chất lượng, nhanh bị mài mòn hoặc hư hỏng.
- Ốc vít lỏng hoặc bị rỉ sét.
Cách khắc phục:
Bí quyết sửa cửa nhôm bị xệ
- Dùng bộ lục giác để điều chỉnh lại ốc vít trên bản lề.
- Nếu cửa vẫn xệ, có thể tháo hẳn bản lề ra, điều chỉnh lại vị trí lắp đặt.
- Nếu bản lề quá cũ hoặc bị mòn, thay mới để đảm bảo độ chắc chắn.
- Kiểm tra phần khung cửa nhôm, nếu có vết nứt hoặc biến dạng, cần gia cố lại.
- Bôi trơn và vệ sinh bản lề định kỳ để giảm ma sát và tăng tuổi thọ.
- Lưu ý: Nếu cửa vẫn có hiện tượng bị kẹt hoặc không khít dù đã điều chỉnh, hãy kiểm tra lại độ phẳng của nền nhà.
4. Bản Lề Thuỷ Lực Bị Chảy Dầu
Nguyên nhân:
- Sử dụng cửa với tần suất cao, gây mòn và xì dầu bản lề.
- Mở cửa quá mạnh hoặc không đúng góc quy định.
- Bản lề bị lỗi kỹ thuật từ ban đầu.
- Lắp đặt sai góc độ khiến lực phân bổ không đồng đều, gây hao mòn nhanh.
- Bản lề kém chất lượng hoặc hết tuổi thọ sử dụng.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra khu vực xung quanh bản lề, lau sạch lớp dầu chảy ra ngoài.
- Nếu dầu bị chảy ít, có thể điều chỉnh tốc độ đóng mở bằng ốc điều chỉnh hành trình.
- Nếu bản lề bị chảy dầu nhiều, thay mới để tránh tình trạng cửa đóng mở quá nhanh, mất an toàn.
- Tập thói quen mở cửa đúng cách để tăng tuổi thọ cho bản lề.
5. Kính Bị Mờ, Đọng Hơi Nước
Nguyên nhân:
- Độ ẩm trong không khí cao gây hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên kính nhất là khi mùa xuân, trời nồm
- Cửa bị hở khiến hơi nước dễ lọt vào giữa hai lớp kính.
- Lớp keo cách nhiệt bị hỏng, mất khả năng chống thấm khí.
Cách khắc phục:
- Dùng khăn mềm lau sạch kính, có thể dùng dung dịch lau kính chuyên dụng. Tốt nhất là dùng gạt kính và dùng khăn để lau và hứng hết nước trên kính đi
- Kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở hoặc hỏng cần thay mới.
- Sử dụng máy hút ẩm trong phòng để giảm tình trạng đọng nước.
- Mở cửa sổ ra cho không khí bên ngoài vào để cân bằng nhiệt độ, nếu ở ngoài khô hơn thì nên mở khi trời trở lạnh
6. Tay Nắm Cửa Bị Lỏng Hoặc Gãy
Nguyên nhân:
- Lực tác động mạnh làm tay nắm bị gãy hoặc lỏng vít.
- Sử dụng tay nắm kém chất lượng.
- Lâu ngày tay nắm bị oxi hóa, rỉ sét.
Cách khắc phục:
- Siết chặt lại ốc vít của tay nắm.
- Nếu tay nắm bị gãy, cần thay mới bằng loại chất lượng tốt hơn.
- Chọn tay nắm cửa bằng hợp kim chống rỉ sét để sử dụng lâu dài.
7. Vết Nứt Rạn Bề Mặt Kính
Nguyên nhân:
- Lực tác động mạnh vào kính.
- Kính bị giãn nở do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Cách khắc phục:
- Sử dụng keo dán kính chuyên dụng để che vết nứt nhỏ.
- Nếu vết nứt lớn, cần thay tấm kính mới.
- Gọi cho đơn vị thi công kính cường lực chuyên nghiệp kiểm tra & thay tấm kính kính cường lực mới, có thể sử dụng kính cường lực an toàn 2 lớp.
Kết Luận
Do kính cường lực chịu lực tác động mạnh cố định vào một điểm nhất định. Thường là va chạm khi bưng bê, bốc vác hoặc không để ý đập mạnh đồ cứng nhọn vào kính. Trường hợp này có thể gây nổ vỡ kính bất cứ lúc nào.
Bài viết này chia sẻ một số mẹo nhỏ tự sửa cửa nhôm kính bị hư hỏng tai nhà, Hi vọng đây là những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Đọc thêm bài viết về chống thấm cửa nhôm kính