Kính và những ứng dụng của kính mà ít ai biết
Kính xây dựng ngày nay đã trở thành vật liệu không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại. Hầu hết chúng ta đang sống và làm việc trong những ngôi nhà mà ít nhiều đều có kính. Sự hiện diện của kính tưởng như là chuyện bình thường phải có. Nhưng ngược dòng lịch sử, thì vật liệu kính đi sau lịch sử kiến trúc – xây dựng khá lâu. Ta có thể dễ dàng nhìn thấu qua kính nhưng chưa chắc đã “thấy” được hết ưu. Nhược điểm của nó để ứng dụng của kính đạt hiệu quả như mong muốn.
Ứng dụng của kính trong những năm gần đây ở nước ta
Ở nước ta, trong những năm gần đây vật liệu kính được sử dụng rộng rãi. Và các kiến trúc sư mới nghiên cứu ứng dụng cho hình thức kiến trúc. Và các hiệu quả khác cho công năng, thẩm mỹ kiến trúc.
Trước đó có lẽ kính đa phần chỉ được sử dụng làm cửa để lấy sáng. Nguyên do là yếu tố kinh tế và công nghệ. Mặc dù vật liệu sản xuất kính có gốc từ silicat. Không phải là một loại nguyên liệu quý hiếm. Nhưng giá thành của kính vẫn cao do yếu tố công nghệ. Nhất là đối với những loại kính đặc biệt như kính cường lực.
Bên cạnh đó sự nhập khẩu và làm chủ công nghệ của ta cũng chậm cùng với công nghệ xây dựng và cả nền kinh tế nói chung. Cũng không thể không nhắc tới yếu tố song hành – chính là sự phát triển của kiến trúc. Một nền kiến trúc mới, một diện mạo kiến trúc mới đòi hỏi những công nghệ và vật liệu mới. Cũng như những yếu tố này tác động ngược lại cho kiến trúc phát triển.
Các kiến trúc sư tận dụng tối đa những ưu điểm cả công năng và thẩm mỹ do kính mang lại. Không dừng lại ở việc kính dùng lấy sáng cho cửa. Mà kính có mặt ở khắp nơi trong công trình. Trong các bộ phận kiến trúc với nhiều cách thức và vai trò khác nhau, với những hiệu quả khác nhau.
So với nền kiến trúc hiện đại thế giới, chúng ta cách một quãng xa, nhưng không phủ nhận rằng kính đang góp phần làm thay đổi diện mạo kiến trúc Việt Nam – đặc biệt là ở các đô thị.
Ứng dụng của kính mang lại
Kính làm vách ngăn
Kính hiện nay được dùng làm vách ngăn rất phổ biến nhờ ưu điểm chống ồn, ngăn mùi… Tạo thành không gian riêng mà vẫn không bị che khuất, có thể nhìn ra ngoài, hoặc từ ngoài nhìn vào. Trong những không gian lớn như văn phòng. Vách ngăn kính còn là một cách lấy sáng xuyên phòng và tạo hiệu quả sâu cho không gian kiến trúc, nội thất. Kính làm vách ngăn có thể dùng hệ khung (gỗ, nhôm, thép…). Nhưng cũng có thể độc lập hoàn toàn với kính cường lực cùng các phụ kiện kính.
Kính cũng được làm vách ngăn khu tắm phổ biến trong nhà vệ sinh (cabin tắm kính). Vách kính trong trường hợp này rất ưu điểm vì chịu nước. Trong suốt không làm chật không gian, và kết cấu vách ngăn hầu như không chiếm diện tích trên mặt bằng.
Rất nhiều công trình cao ốc đã và đang xây dựng gần đây không có tường bao và… cửa sổ. Bởi đơn giản toàn bộ mặt đứng công trình đã được bọc một hệ khung kính (liền cửa sổ) thay cho tường bao che truyền thống. Dấu ấn kiến trúc hiện đại khá đậm nét trong những công trình kiến trúc có giải pháp kiến trúc mặt đứng như thế này. Ngoài ra, kính còn được làm nhiều loại kết cấu bao.
Kính làm mái
Kính làm mái hay còn gọi là mái kính được sử dụng nhiều trong các thể loại công trình do ưu điểm lấy sáng và ngăn được mưa. Mái nhà kính có thể sử dụng ở những diện tích lớn, không gian rộng như sân trong, sân thượng, phòng công cộng… cho tới những diện tích nhỏ hơn như mái sảnh, mái tum, mái giếng trời… trong nhà ở gia đình.
Kính làm các đồ gia dụng, nội thất khác:
Kính còn được dùng làm mặt bàn, giá kệ… trong nội thất. Bề mặt kính nhẵn dễ vệ sinh là ưu điểm nên kính hay được chọn là tấm che phủ cho các bề mặt ngang dễ dính nước, dễ bẩn… Như bàn nước, bàn ăn, mặt quầy tiếp tân, mặt bar, mặt tủ… Bên cạnh việc dễ vệ sinh, kính trong suốt cho phép ánh sáng đi qua. Không cản tầm nhìn, để lộ các chất liệu, hoa văn phía dưới và tạo hiệu quả thẩm mỹ nhất định khi có ánh sáng chiếu vào.
Kính trang trí
Trong các nhà thờ trên thế giới. Kính trang trí được sử dụng rất sớm dưới dạng tranh kính màu. Hiện nay trong kiến trúc hiện đại tranh kính nói riêng. Và kính trang trí nói chung cũng được ứng dụng nhiều dưới các dạng tranh kính ghép, kính mài, kính sơn, kính điêu khắc 2D, 3D… Các dạng kính trang trí này cho hiệu quả thẩm mỹ rất tốt. Khi kết hợp với ánh sáng tự nhiên (từ ngoài vào) hay ánh sáng nhân tạo (trong hắt ra).