Sử dụng hệ tường kính và vách kính khung nhôm cho các công trình

1. Lịch sử hình thành

Hệ tường kính và vách kính khung nhôm là một trong những công nghệ xây dựng hiện đại đem lại tính thẩm mỹ và tính chất tiện ích cao cho các công trình. Để hiểu rõ hơn về sự hình thành của chúng, hãy điểm qua lịch sử ngắn của chúng:

1. Hệ Tường Kính:

  • Thế Kỷ 20: Ý tưởng sử dụng kính trong kiến trúc đã được phát triển từ cuối thế kỷ 19 và bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong thế kỷ 20. Trước đó, kính thường chỉ được sử dụng như các cửa sổ nhỏ, nhưng sau này đã được tích hợp vào cấu trúc tường để tạo ra các tòa nhà với diện tích kính lớn hơn.

  • Thế Kỷ 21: Công nghệ sản xuất kính và xử lý kính ngày càng được cải tiến, cho phép tạo ra các tấm kính lớn với độ trong suốt và độ bền cao. Hệ tường kính được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà văn phòng, thương mại và căn hộ cao cấp với mục đích tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và tạo cảm giác mở rộng cho không gian.

2. Vách Kính Khung Nhôm:

  • Thế Kỷ 20: Khung nhôm bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng từ những năm 1930. Ban đầu, nhôm được sử dụng chủ yếu cho cửa sổ và cửa ra vào. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ gia công kim loại, việc tạo ra các khung nhôm phức tạp hơn cho vách kính trở nên khả thi.

  • Thế Kỷ 21: Với sự phát triển của công nghệ gia công và kỹ thuật chế tạo, vách kính khung nhôm trở thành một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho các công trình hiện đại. Khung nhôm cung cấp tính linh hoạt, độ bền và khả năng chống thấm nước, đồng thời giúp tối ưu hóa diện tích kính và tạo ra các không gian sống mở và thoáng đãng.

Tóm lại, sự phát triển của hệ tường kính và vách kính khung nhôm là một hành trình dài và liên tục của công nghệ và kiến trúc, đem lại nhiều lợi ích cho các công trình xây dựng hiện đại.

vách kính khung nhôm
Mặt dựng nhôm kính nhà cao tầng

Kính ra đời, một vật liệu xây dựng tạo nên sự huy hoàng cho ngôi nhà từ ngoài vào trong. Các cửa đi, cửa sổ có kính trong suốt đưa ánh sáng vào nhà, đưa hình ảnh thiên nhiên vào trong nhà. Những tủ kính, những chùm đèn pha lê càng làm cho nội thất thêm lộng lẫy.

Trong nhà thờ đạo Giatô, người ta đã trang trí cửa sổ bằng những tranh kính màu nêu sự tích của Chúa và các vị Thánh. Cửa sổ hoa hồng hình tròn có đường kính lớn ở mặt trước Nhà thờ thường làm bằng kính màu rất lộng lẫy. Trong các chùa Việt Nam cũng thường có mảng kính màu đỏ đặt trên mái ngói ở khu vực Thiên Hương hoặc Thượng Ðiện. Nó tạo nên một vùng sáng hồng làm tăng tính chất huyền bí thiêng liêng của chốn thờ Phật.

2. Những ứng dụng của kết cấu kính trong thiết kế kiến trúc hiện đại

Ðể chuẩn bị cho hội chợ triển lãm quốc tế năm 1851 ở London. Một cuộc thi thiết kế ngôi nhà triển lãm chính thức được tổ chức. Các KTS khắp châu Âu và châu Mỹ gửi bài thi đến. Phương án Lâu đài pha lê của Paxton đã được giải nhất. Vì là một kỹ sư nông nghiệp, Paxton không chịu ảnh hưởng gì của hệ thống kiến trúc cổ điển. Công trình của ông giống một nhà kính khổng lồ. Loại nhà kính để ươm cây quen thuộc trong nghề nông nghiệp. Ðiều này phù hợp với tiêu chuẩn chính của cuộc thi là công trình phải phản ánh các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại.

Lâu đài pha lê của Paxton

Ngôi nhà khổng lồ dài 563m, rộng 124,5m được cấu tạo bởi 3.200 cột ngang và 2.300 đầu kim loại. Ngôi nhà được xây dựng với một thời gian ngắn kỷ lục là 6 tuần. Toàn bộ tường và mái của lâu đài pha lê làm bằng kính. Lần đầu tiên vật liệu kính đã biểu hiện khả năng tuyệt vời của mình. Kính xuất hiện ở cả tường và mái trong một công trình kiến trúc to lớn như vậy.

Người ta đã thấy ở lâu đài pha lê những phẩm chất hoàn toàn khác với kiến trúc từ trước đến lúc đó. Về vật liệu công trình làm chủ yếu với kết cấu kim loại và vật liệu kính. Về xây dựng thì lắp ghép bằng các cấu kiện sản xuất sẵn trong nhà máy. Do đó, tốc độ xây lắp rất nhanh. Về nghệ thuật kiến trúc thì công trình lâu đài pha lê không sử dụng hệ thống ngôn ngữ của kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã.

Công trình có một vẻ đẹp khác thường, đó là sự trong suốt, tràn ngập ánh sáng. Một công trình tính chất thanh nhã, đơn giản, rất ít hoa văn trang trí và có nhiều không gian để trưng bày, đi lại… Ðó là vẻ đẹp của một loại kiến trúc khác. Cho nên người ta đã lấy năm xây dựng lâu đài pha lê 1851 là năm ra đời của nền kiến trúc hiện đại thế giới.

Gian trưng bày của 2 kỹ sư Duto và Contamin

38 năm sau, tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế ở Paris (1889), cùng với tháp Effel, có một công trình kiến trúc nổi tiếng khác cũng biểu hiện sự ra đời của kiến trúc hiện đại. Đó là gian trưng bày máy của 2 kỹ sư Dutơ và Contamin. Ngôi nhà này dài 420m, rộng 115m, cao 45m. Được làm bằng kết cấu thép bao gồm 20 khung kim loại dạng vòm 3 khớp và toàn bộ mái lợp kính. Như vậy, một lần nữa, kính đã lợp một không gian mênh mông 4,8ha. Kính đã trở thành vật liệu xây dựng quan trọng ngay từ cuối thế kỷ XIX. 

3. Tình hình phát triển của hệ kết cấu vách kính khung nhôm hiện nay

Ngày nay, vật liệu kính càng phát huy tác dụng vì chất lượng của kính được nâng cao nhiều về cường độ chịu lực, về độ trong suốt, về độ mờ ảo và màu sắc đa dạng, về chất cảm. Kính trở thành một vật liệu của nghệ thuật, của khoa học. Những thủy cung trong các công viên nước trên thế giới khiến cho khách tham quan những cuộc du ngoạn an toàn dưới những tầng nước sâu. Xung quanh có bao nhiêu tôm cá bơi lội. Kể cả những thú dữ dưới nước như cá mập, cá sấu, hà mã, rắn biển.

Thang máy

Những lồng thang máy trong suốt khiến người ở trong thang máy cảm nhận được mình đang di chuyển trong không gian 4 chiều (kể cả chiều thời gian nữa). Cảm nhận được sự thay đổi của cảnh quan trên từng độ cao khác nhau. Người bên ngoài thang máy, nhất là đối với những thang máy bố trí ở tường ngoài công trình; thấy sự di chuyển lên xuống của thang máy ở mặt đứng ngôi nhà như là sự biểu hiện sinh động của một cơ thể sống.

Gạch kính

Trên một đường phố ở Quảng Châu, Trung Quốc những con đường lát gạch. Và những cổng lâu đài cổ cách đây khoảng 1.000 năm nằm sâu từ 1 đến 2m dưới mặt đất. Ðể không phải đào bới phố xá lên và để bảo tồn được di tích và hơn nữa để trưng bày cho nhân dân được chiêm ngưỡng những di tích của ông cha để nghiên cứu. Người ta đã quy hoạch khu di tích thành một đoạn đường đi bộ dài vài trăm mét. Dải lớn ở giữa được lát kính, hai dải hai bên là đường bộ cho du khách.

Mọi người có thể dừng lại xem các hiện vật cổ như những móng nền nhà, nền cổng. Những đoạn đường lát gạch đá cổ xưa qua kính trong suốt ở dải giữa rộng chừng 3m, sâu hơn 1m. Vật liệu kính ở đây phải có cường độ cao và rất trong suốt để khách tham quan không những nhìn rõ hiện vật mà còn đọc được những dòng thuyết minh. Điều đó đã cho ra đời của nền kiến trúc hiện đại thế giới. Góp phần càng ngày càng làm cho kiến trúc tiện nghi hơn, tráng lệ hơn.

Kiến trúc sư có trong tay một công cụ tuyệt vời sẵn sàng giúp chúng ta diễn đạt mọi tư tưởng nghệ thuật từ lãng mạn đến chân thực. Và cả những gì mà chúng ta chưa hình dung ra còn đang ở phía trước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯỜNG KÍNH TKC

Địa chỉ: Xóm 3, Cổ Điển, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội

Đường dây nóng: 0976199388

Facebook: https://www.facebook.com/tuongkinhtkc/

5/5 - (1 bình chọn)
Sáng tạo và độc đáo với Cửa Nhôm Xingfa Class A: Đánh thức không gian sống của bạn

Xingfa Class A không chỉ là sản phẩm cửa nhôm thông thường. Với cấu trúc [...]

Cửa Nhôm Civro: Giải Pháp Hoàn Hảo Mở Rộng Không Gian

Cửa nhôm Civro là một trong những dòng cửa nhôm cao cấp mang lại sự [...]

Cửa Nhôm Civro: Sự Lựa Chọn Chất Lượng Cho Công Trình Xây Dựng

Hiện nay, lựa chọn hoàn hảo cho giải pháp cách âm trong dòng cửa xếp [...]

Tối Ưu Hóa Không Gian Làm Việc với Vách Kính Văn Phòng

Trong thời hiện đại, vách kính văn phòng đã trở thành giải pháp tối ưu [...]

Vách Kính: Sự Lựa Chọn Hiện Đại Cho Không Gian Văn Phòng và Nhà Ở

Trong không gian văn phòng ngày nay, việc sử dụng vách kính đã trở thành [...]

TKC – Chuyên Gia Thi Công Vách Kính Mặt Dựng Chất Lượng và Thẩm Mỹ

Trong thế giới kiến trúc hiện đại, vách kính mặt dựng là lựa chọn hàng [...]