Kính cường lực đang sử dụng rộng rãi trong các công trình, từ nhà ở, công ty, cho đến các tòa nhà cao tầng,… Bên cạnh việc tìm hiểu công dụng của kính cường lực thì khách hàng thường thắc mắc không biết kính cường lực có thể cắt không? Và cách cắt kính cường lực ra sao?. Nếu bạn đang có ý định sử dụng loại kính này và cũng có những thắc mắc này vậy thì hãy cùng TKC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Kính cường lực có thể cắt không?
Để trả lời cho câu hỏi: “kính cường lực có thể cắt không” Hay kính cường lực có thể khoan được không? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu quy trình sản xuất của một tấm kính cường lực.
Loại kính này được sản xuất từ tấm kính trắng bình thường, người thợ có trình độ chuyên môn sẽ tiến hành cắt, mài cạnh,… của tấm kính theo đúng kích thước mà khách hàng yêu cầu. Sau khi đã định hình xong tấm kính người ta sẽ cho kính vào lò nung ở nhiệt độ 650 độ C. Tiếp đó là làm lạnh nhanh bằng luồng khí lạnh lên bề mặt kính.
Quá trình tôi luyện này được thực hiện theo một quy trình nhất định, nhằm làm tăng ứng suất trên bề mặt kính, đồng thời tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố, từ đó giúp kính có độ bền, khả năng chịu nhiệt cùng chịu lực cao hơn kính trắng thông thường.
Sau khi hoàn thiện thì kính cường lực rất khó để tiến hành cắt, mài hay khoan. Mọi công đoạn đều phải thực hiện trước khi cho vào lò. Do đó khi quyết định mua cửa kính cường lực, vách ngăn cường lực hay kính cường lực người tiêu dùng cần tiến hành đo đạc kích thước mà mình cần một cách cẩn thận.
Tuy nhiên không có nghĩa là kính cường lực không thể cắt hay khoan được. Kính cường lực vẫn có thể thực hiện được khi kính trắng đã thành kính cường lực, nhưng quá trình thực hiện đòi hỏi tay nghề người thợ phải cao mới cắt được.
Các bước cắt kinh cường lực – kính cường lực có thể cắt
Bước 1 – Ủ kính: Quá trình ủ kính cường lực bắt buộc phải thực hiện ở một nhiệt độ thích hợp để phá vỡ những kết cấu bền vững của kính cường lực, có như vậy mới có thể thực hiện hành động cắt – khoan kính cường lực được.
Ngâm kính cường lực ở nhiệt độ nóng nhất định, đến khi kính đạt được nhiệt độ ủ η = 1013 Poise bên trong lò. Thời gian ủ kính cường lực còn tùy thuộc vào kích thước và độ dày của kính.
Bước 2 – Từ từ hạ nhiệt độ: Khi nhiệt độ ủ kính đạt được thời gian nhất định thì tiến hành hạ từ từ nhiệt độ xuống. Quá trình này phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp nếu không sẽ làm đứt gãy kính do các kết cấu bị thay đổi. Nhiệt độ làm mát kính cường lực là 750 độ F (399 độ C), làm nguội kính đến khi nhiệt độ phòng dừng lại.
Bước 3 – Cắt kính: Khi tiến hành cắt kính cường lực sau thời gian ủ nên sử dụng một cạnh thẳng để làm chuẩn cho đường cắt. Sau đó dùng máy cắt thủy tinh chuyên dụng để thực hiện. Lưu ý là sử dụng áp lực trung bình khi thực hiện cắt kính cường lực.
Khi cắt các cạnh của kính nên sử dụng Whetstone, nó giúp kính đảm bảo vết cắt cũng như sự an toàn khi thực hiện.
Bước 4 – Tái thiết lại quá trình ủ kính: Sau khi đã cắt xong kính theo kích thước mong muốn thì tiến hành ủ kính để cấu tạo lại độ bền của kính.
Tuy quá trình cắt kính chỉ gói gọn trong 4 bước trên nhưng không phải ai cũng làm được, đặc biệt mỗi bước đều yêu cầu sự tỉ mỉ cũng như kinh nghiệm chuyên môn cao. Khách hàng không nên tự mình thực hiện hành động cắt kính cường lực, điều đó có thể gây ra một số tai nạn không nên có.
Trên đây là thông tin mà TKC tổng hợp, hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ có ích cho sự lựa chọn bạn. Ngoài ra, bạn có thể quan tâm đến các dịch nắp đặt cửa nhôm kính, vách kính phòng tắm… Bạn có thể liên hệ qua website của TKC để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình.